Thông qua việc tích hợp hoạt động thảo luận nghệ thuật và thực hành nghệ thuật, học sinh vừa là “người sáng tạo nghệ thuật” vừa là “người thưởng thức nghệ thuật”, đồng thời là người góp phần xây dựng, phát triển đời sống thẩm mĩ.
Chương trình chú trọng tổ chức cho học sinh học tập thông qua hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa dạng, trong lớp học, ngoài cuộc sống, với các hình thức thực hành, sáng tạo, vận dụng các chất liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương, vật liệu sưu tầm, tái sử dụng trong cuộc sống.
Hình thức tổ chức lớp học chủ yếu là thực hành theo nhóm, cần không gian rộng để học sinh có thể vận động và di chuyển. Phải có nơi trưng bày tranh, sản phẩm để học sinh dễ dàng quan sát, nhận xét, đánh giá.
Trong tổ chức hoạt động dạy học, nếu chuyển đổi từ dạy học ở phòng học truyền thống sang phòng học bộ môn thì sẽ phát huy được vai trò tối ưu của đặc thù môn học, cũng như khai thác sử dụng các thiết bị và đồ dùng dạy học trong dạy học Mĩ thuật.
Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, do vậy, việc tạo các không gian, hình thức học tập khác nhau và khai thác nguồn vật liệu sẵn có trong tổ chức dạy học sẽ thúc đẩy hứng thú, kích thích khả năng hợp tác, giải quyết vấn đề trong thực hành, sáng tạo thẩm mĩ của học sinh.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
Chủ đề: Trang trí sân khấu và sáng tác câu chuyện – Lớp 5
Chủ đề : Trang phục em yêu thích – Lớp 5
Chủ đề: Cuộc sống quanh em – Lớp 5
Chủ đề : Trái cây bốn mùa – Lớp 3
Chủ đề: Vẽ biểu cảm các đồ vật- lớp 5
Chủ đề: Sáng tạo với những chiếc lá – Lớp 5
Chủ đề : Thử nghiệm và sáng tạo với các chất liệu – Lớp 5
Chủ đề: Trường em – Lớp 5
Chủ đề : Cửa hàng gốm sứ - Lớp 3
Chủ đề : Vũ điệu của sắc màu – Lớp 4
Chủ đề : Mùa hè của em – Lớp 2
Chủ đề: Sự liên kết thú vụ của các hình khối – Lớp 5
Chủ đề: Chúng em với thế giới động vật – Lớp 4
Chủ đề : Khu vườn kì diệu – Lớp 2