Môn học còn giúp học sinh nâng cao khả năng thực hành, quan sát nhạy bén, biết biến những ngôn ngữ, hình ảnh trừu tượng thành những thao tác cụ thể, tăng cường khả năng hoạt động trí óc, lẫn tay chân cho học sinh. Đặc điểm của các giờ học Thủ công là hoạt động học lí thuyết gắn với hoạt động thực hành, mà trong đó hoạt động thực hành giữ vị trí trung tâm của giờ học.
Đối với học sinh lớp 1, việc học Thủ công phải nhẹ nhàng, khéo léo sinh động theo kiểu vừa học vừa chơi. Để đạt được yêu cầu trên mỗi giáo viên và học sinh phải đổi mới cách dạy và cách học. Đặc biệt là giáo viên phải đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Để tạo sự cuốn hút và hấp dẫn ngay từ đầu bài học GV có thể sử dụng các bài hát , câu đố hoặc tranh ảnh phù hợp với bài học sẽ thu hút được sự chú ý và khả năng tập trung của học sinh. Ngoài ra giáo viên có thể tổ chức học theo nhóm theo mô hình VNEN. Thông qua hoạt động này sẽ giúp học sinh phát triển năng lực hợp tác, cùng giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ của mình. Học sinh sẽ tự đánh giá bài của mình, của bạn, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Từ đó sẽ phát huy được khả năng giao tiếp và ứng xử của học sinh - một kĩ năng rất cần cho học sinh tiểu học . Bên cạnh việc chiếm lĩnh các tri thức mới thì việc bồi dưỡng nhân cách, bồi dưỡng các kĩ năng cho HS là rất cần thiết. Việc áp dụng phương pháp học nhóm theo mô hình VNEN trong môn thủ công giúp học sinh tự tin, khéo léo, kiên trì và đặc biệt là các em sẽ biết sống yêu thương, đoàn kết, biết chia sẻ với nhau hơn trong cuộc sống của mình. Từ đó giúp các em phát triển một cách toàn diện hơn.
Học sinh lớp 1C thích thú cùng gấp và trang trí cái ví.