Nhân kỉ niệm 130 năm ngày sinh nhật Bác, xin giới thiệu tới các bạn học sinh cuốn sách viết về Bác, cuốn sách có tên: “
Bác Hồ viết di chúc" tác giả là bác Vũ Kỳ - Thư kí của Bác Hồ kể lại, cuốn sách được nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản năm 2007.
Các bạn học sinh thân mến!
"Bác Hồ - Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại". Nhắc tới Bác là nhắc tới một cuộc đời rất đỗi thanh cao và giản dị. Nay, Bác đã đi xa nhưng những gì mà Người để lại cho dân tộc vẫn luôn là vô giá. Trong số ấy, có lẽ đáng trân trọng và giữ gìn hơn cả là di chúc của Người, được viết và hoàn thành trong những năm 1965 - 1969. Nhân kỉ niệm 130 năm ngày sinh nhật Bác, hôm nay thư viện nhà trường xin giới thiệu với các em học sinh cuốn sách viết về Bác, cuốn sách có tên: “
Bác Hồ viết di chúc" tác giả là bác Vũ Kỳ - Thư kí của Bác Hồ kể lại, cuốn sách được nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản năm 2007.
Với kích thước nhỏ gọn 13 x 19cm, trang bìa là hình ảnh Bác Hồ thật gần gũi thân quen đang vẫy chào chúng ta. Với 126 trang, mỗi trang là một câu chuyện nhỏ nơi người đọc thoả sức khám phá.
Cuốn sách gồm có 5 nội dung:
- Nội dung thứ nhất: Tài liệu " Tuyệt đối bí mật" ( Trang 15 đến 38)
- Nội dung thứ 2: Từ Hà Nội đến Quảng Châu- Dương Châu.( Trang 39 đến 59)
- Nội dung thứ 3: Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.( Trang 60 đến 73)
- Nội dung thứ 4: Đầu tiên là công việc đối với con người. ( Trang 74 đến 92)
- Nội dung thứ 5 là: Khi người ta đã ngoài 70 xuân. ( Trang 93 đến 126)
Từ trang 15 đến trang 38 đây là phần thứ nhất được bác Vũ Kì trình bày với tên gọi: "Tài liệu " Tuyệt đối bí mật" ". Trang 15 bác Vũ Kì viết: " Đúng 9h, Bác Hồ ngồi chăm chú viết. Vấn đề chắc đã được suy ngẫm từ lâu... " Chính giờ phút đó, Bác Hồ đặt bút viết những dòng đầu tiên vào tài liệu " Tuyệt đối bí mật” để dặn dò cho muôn đời con cháu mai sau" ". Các bạn hãy đọc tiếp đến trang 38 để hiểu rõ hơn tác giả muốn nói gì về Bác.
Nội dung thứ 2: Từ Hà Nội đến Quảng Châu - Dương Châu. Với lời kể chứa chan cảm xúc, bác Vũ Kì đã kể lại rất tỉ mỉ những việc làm, lời nói, cử chỉ, hành động... của Bác suốt từ Hà Nội đến Quảng Châu – Dương Châu. Đó là chuyến đi và cũng là chuyến hoạt động cách mạng của Bác. Hãy đọc từ trang 39 đến trang 59, các bạn sẽ có những cảm xúc sâu sắc hơn về Bác, về con người vĩ đại mà triệu triệu người tôn kính ấy.
- Sang trang thứ 60, bác Vũ Kì lại cho ta hiểu thêm một lời khuyên vô cùng đắt giá của Bác Hồ" Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau". Đó là nội dung thứ 3 được nói tới cho đến hết trang 73 của cuốn sách. Theo lời kể của bác Vũ Kì thì lúc này Bác đã bước sang tuổi 76 , sức khoẻ Bác yếu dần. Nhưng lịch làm việc của Bác vẫn dày đặc và Người vẫn tiếp tục bổ sung vào di chúc để dặn dò cho con cháu muôn đời sau. Chúng ta hãy đọc tiếp để biết được Bác muốn dặn dò chúng ta điều gì nhé.
Nội dung thứ 4 của cuốn sách được bác Vũ Kì trình bày hết sức quan trọng với tiêu đề " Đầu tiên là công việc đối với con người" . Nội dung này được trình bày từ trang 74 đến trang 92 của cuốn sách . Đọc những trang này chúng ta sẽ hiểu hơn những lời dặn dò của Bác. Đọc những dòng chứa chan ân tình sâu nặng của bác Vũ Kì với Bác Hồ, chúng ta không thể ngăn được hai hàng nước mắt tuôn trào bởi lúc này Bác đã biết được khoảnh khắc phải vĩnh biệt anh em, đồng chí đang đến gần.
Chúng mình hãy giở cuốn sách từ trang 93 đến trang 126, ta sẽ biết được nội dung cuối cùng của cuốn sách được bác Vũ Kì viết với tiêu đề " Khi người ta đã ngoài 70 xuân". Lúc này, sức khoẻ Bác rất yếu nhưng không phút nào ngơi nghỉ, không phút nào không làm việc, không phút nào không nghĩ đến nhân dân. Con người đáng kính ấy đã dành trọn 79 mùa xuân của cuộc đời để chăm sóc những mầm non của đất nước.
Khép lại cuốn sách trang 126 bác Vũ Kì đã viết những dòng chứa chan cảm xúc, nó cứ ngân nga mãi trong lòng người đọc: " Di chúc Bác Hồ chính là dòng nước mát lành sẽ mãi mãi góp phần làm cho non sông đất nước ta trở thành mùa xuân bất tận.
Các em học sinh thân mến! Tuy mỗi phần, bác Vũ Kì nói về những sự kiện, những vấn đề khác nhau nhưng ở bất cứ phần nào, nội dung nào chúng ta cũng cảm nhận được tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác Hồ, tất cả đều chân thành, mộc mạc, ấp áp tới tận vô cùng. Hiểu được điều đó, chúng ta hãy làm theo lời Bác dạy, chúng ta hãy phấn đấu nỗ lực hết sức để thực hiện di chúc của Người. Làm như vậy là chúng ta đã "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" rồi đó các em ạ.
Có thể nói, cuốn sách: " Bác Hồ viết di chúc" là một tài liệu hết sức quan trọng giúp chúng ta hiểu rất nhiều những gì Bác viết trong di chúc. Để rồi gấp cuốn sách lại bao cảm xúc vẫn trào dâng trong lòng ta. Từ đó chúng ta hiểu rằng mình cần cố gắng nhiều hơn, cống hiến nhiều hơn nữa để không phụ lòng mong mỏi của Người.
Cô hy vọng, sau một vài lời giới thiệu sơ lược về cuốn sách, chúng ta sẽ có thêm những kiến thức bổ ích, những bài học quý giá, từ đó thấu hiểu sâu sắc những chân lý mà Người gửi gắm trong di chúc, để rồi mỗi chúng ta lại càng thêm tôn kính, khâm phục trước phẩm chất tốt đẹp và nhân cách thanh cao của Hồ Chí Minh
Thư viện nhà trường còn có nhiều cuốn sách hay khác viết về Bác như: Đức tính giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ; Bác hồ với thiếu niên, nhi đồng; Truyện kể về Bác Hồ: Những chặng đường trường kì kháng chiến…… các em hãy cùng tìm đọc nhé.
Một số hình ảnh giới thiệu về Bác và cuốn sách: