Thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường, tuần 9 của năm học, tổ chuyên môn khối 2 xây dựng tiết chuyên đề môn Tiếng Việt bài
"Luyện tập: Từ ngữ chỉ đặc điểm, câu nêu đặc điểm. Dấu chấm, dấu chấm hỏi”, theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Người thực hiện tiết dạy do cô giáo Ngô Thị Nhàn, chủ nhiệm lớp 2A1.
Để tạo sự hứng thú khi bước vào tiết học, cô giáo đã khởi động bằng trò chơi “Đố vui có thưởng”. Cô giáo thật khéo khi dùng chính những đáp án trong câu đố để bắt vào kiến thức bài mới một cách thoải mái, nhẹ nhàng.
Trong suốt tiết dạy, cô Nhàn luôn bám sát mục tiêu bài dạy. Khai thác nội dung bài dạy nhằm phát triển năng lực học tập của học sinh. Ở Bài tập1, để giúp các em biết về từ chỉ đặc điểm phù hợp với đồ dùng trong hình, cô giáo đã tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 6 và trình bày kết quả bài làm bằng cách gắn thẻ. Học sinh sôi nổi thảo luận trong nhóm và tự tin trình bày trước lớp kết quả.
Học sinh sôi nổi thảo luận trong nhóm
Học sinh tự tin trình bày kết quả thảo luận nhóm
Cô giáo không chỉ khai thác nội dung kiến thức trong sách giáo khoa mà còn đặt ra các câu hỏi mở rộng như “Tìm thêm những từ chỉ đặc điểm của chiếc thước kẻ, bút chì, quyển vở….”, các em đã nhanh chóng tìm được rất nhiều từ ngữ. Qua đó, cô giáo khắc sâu kiến thức về từ ngữ chỉ đặc điểm, giúp học sinh hiểu rõ hơn.
Sang đến Bài tập 2, học sinh nối các từ ngữ để tạo câu nêu đặc điểm, cô giáo cũng đã sử dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau trong tiết dạy. Cô tổ chức cho học sinh thi tiếp sức giữa hai đội Bút chì và Thước kẻ. Học sinh hào hứng tham gia và tiếp thu bài học một cách tích cực và hiệu quả.
Học sinh tham gia trò chơi thi tiếp sức
Ở Bài tập 3, sau khi biết thêm cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài tập này, cô giáo đã khéo léo đối chiếu với cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi với bài học trước đề từ đó giúp học sinh hiểu rõ hơn, từ đó học sinh tự tin trình bày kết quả bài làm của mình.
Học sinh tự tin trình bày kết quả bài làm
Chỉ mới qua những tuần đầu của năm học, các con học sinh lớp 2 đã có nếp học tốt, khả năng phối hợp làm việc nhóm, báo cáo kết quả nhóm, nhận xét và bổ sung ý kiến cho bạn mình rất tốt. Các con thường xuyên được thay đổi hoạt động và hình thức học thảo luận nhóm, chơi trò chơi,... Học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức trong suốt quá trình học. Nhờ vậy, các con tiếp thu bài học một cách chủ động, kiến thức được khắc sâu hơn. Qua tiết học này, các con tiếp thu được kiến thức và phát huy được phẩm chất năng lực của mình.