Năm nay, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời từ 01/10 đến ngày 7/10/2021 có chủ đề: “Chuyển đổi số thúc đẩy học tập suốt đời cho tất cả mọi người trong bối cảnh đại dịch Covid”-19” đã được UBND Quận Long Biên phát động đến các khối nhà trường. Nhằm quán triệt nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của chuyển đổi số đối với việc học tập suốt đời.
Cũng mới đây, ngày 26/5/2021, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 14 “Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”.
Đối với trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, nắm vững tinh thần tự học, tự đổi mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh , một tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân, tranh thủ học mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh thì việc tham gia Ngày hội công nghệ thông tin ngành giáo dục Long Biên hàng năm đã thúc đẩy phần nào động lực nâng cao trình độ CNTT tại mỗi tập thể, mỗi cá nhân của nhà trường.
Chuyển đổi số hỗ trợ đổi mới giáo dục đào tạo theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo không gian và thời gian linh hoạt để có thể học tập ở mọi lúc, mọi nơi, góp phần tạo ra xã hội học tập.
GS. TS. Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan cũng đã nhấn mạnh: Một trong những nội dung quan trọng của chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 8 là tiếp tục đẩy mạnh việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong đó nhấn mạnh tấm gương sáng của Người về lấy tự học làm cốt, học không bao giờ cùng.
GS. TS. Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan trong hội thảo con đường tự học của Hồ Chí Minh
Một thông điệp được truyền đi trong ngôi trường tiểu học Lý Thường Kiệt “ Tự học là quá trình mỗi người tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống cũng như công việc, dựa vào chính khả năng của mình ” Từ đó khẳng định tự học là một trong những phẩm chất, năng lực cốt lõi, cần có của một người thầy trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.
Cho nên khi bối cảnh dịch bệnh Covid xảy ra , tất cả CBGVNV nhà trường không hoang mang, không lo ngại, sẵn sang cho một cách học mới – học online trực tuyến.
Các thầy cô chủ động tìm hiểu, tự nâng cao những kiến thức mới, cùng chia sẻ với nhau những ứng dụng CNTT - chuyển đổi số trong hoạt động dạy và học.
Mỗi cá nhân tự nhận thấy việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong cuộc sống cũng như trong công việc là cực kỳ cần thiết. Với các ứng dụng từ công nghệ số : giao dịch thanh toán qua smat bank kinh , nộp tiền điện, nước, học phí , các ứng dụng VSSID của BHXH để khám chữa bệnh, tra cứu thông tin, công tác tuyển sinh trực tuyến và các dịch vụ công …..đã đi vào đời sống mỗi người dân một cách cụ thể nhất , giảm bớt thời gian đi lại, bớt chi phí không cần thiết, bớt phiền hà và tiêu cực cho XH.
Trong nhà trường, việc ứng dụng công nghệ thông tin không được đẩy mạnh thì chất lượng giáo dục cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Một bài giảng của người thầy ứng dụng tốt công nghệ thông tin thì bộ não người học sẽ thu thập thông tin và xử lý thông tin một cách nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn và đặc biệt tạo sự hứng thú trong học tập.
Lễ khai giảng năm học 2021-2022 đặc biệt áp dụng Công nghệ số
Với trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, dạy học online không còn xa lạ và mới mẻ trong những năm gần đây. Ngay từ những tuần đầu tháng 9 năm nay, sau một lễ khai giảng đặc biệt của Thành phố Hà Nội khi ứng dụng công nghệ số đến các nhà trường, mỗi thầy cố lại tiếp tục lan tỏa sự say mê cần thiết của công nghệ số đến với đồng nghiệp, đến với các HS , để tự bản thân thấy không có khó khăn nào là không khắc phục được.
Các thầy cô giáo đã tích cực sử dụng rất nhiều phần mềm dạy học trực tuyến mới: classpoint, padlet, blooket ( bluc ket), quizizz ( qui zi), kahoo( ka hút), Baamboozle ( băm bu) … tạo bài giảng trên những ứng dụng phần mềm như Fi mo ra , Story line để cho ra video lôi cuốn, hấp dẫn giảm bớt sự mệt mỏi, nhàm chán. Học sinh hứng thú học tập và tương tác với thầy cô nhiều hơn.
Các thầy cô còn rất hăng say khi tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, của Phòng Giáo dục & Đào tạo Long Biên tổ chức, tham gia các modum nghiệp vụ, các lớp học online xây dựng giáo án điện tử .
Các ứng dụng CNTT được thầy cô áp dụng trong bài giảng
Các thầy cô bắt đầu sử dụng các ứng dụng của Azota, google form… để kiểm tra phần ôn tập và làm bài về nhà của học sinh. Nhờ đó, ý thức học tập của học sinh được nâng cao hơn, thầy cô cũng kiểm soát học tập được sát sao hơn.
Sức mạnh công nghệ từ các ứng dụng đã gợi mở cho các thầy cô giáo nhiều sáng tạo, ý tưởng trong chuyên môn và quan trọng hơn là truyền nguồn cảm hứng đổi mới, sáng tạo, biến công việc dạy học vô cùng khó khăn nay trở thành cơ hội phát triển, kỹ năng giảng dạy và học tập lên một tầm cao mới cho cả thầy và trò trường Tiểu học Lý Thường Kiệt.
Tuy nhiên, đây cũng đang là thách thức lớn buộc người thầy không ngừng học hỏi, phải chủ động xử lý, phải am hiểu về kỹ năng sử dụng công nghệ mới trong dạy và học.
Khối lượng công việc cũng nhiều hơn, sự đòi hỏi của xã hội, của cha mẹ học sinh cũng nhiều hơn nên không tránh được những khó khăn, áp lực trong việc dạy học trực tuyến.
Kết quả nỗ lực của các em sau 1 tháng học tập được thầy cô biểu dương - khích lệ
Dù như vậy thì trong hoàn cảnh nào, khi dịch bệnh xảy ra, khi Xã hội thực hiện giãn cách, học sinh tạm dừng đến trường nhưng không dừng học thì ở bất kỳ nơi đâu, chuyển đổi số đã thúc đẩy và tạo cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
Việt Nam trong tiến trình hội nhập với thế giới đã chuyển biến nhiều mặt về kinh tế, văn hóa , xã hội . Một trong những vấn đề thúc đẩy quá trình chuyển biến, vận động không ngừng đó chính là sự góp phần mạnh mẽ của công nghệ số.
Bên cạnh những nỗ lực của các tổ chức, hệ thống chính trị, mọi cá nhân phải có trách nhiệm học tập thường xuyên, tận dụng mọi cơ hội học tập để trở thành người công dân tốt, học để góp phần phát triển bản thân, phát triển quê hương nói chung và mảnh đất Long Biên tươi đẹp đúng nghĩa mảnh đất rồng bay.