Thực hiện kế hoạch số 425/KH-UBND ngày 22/10/2024 của UBND quận về kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử địa phương và tổ chức cho học sinh tham quan tìm hiểu cụm di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn quận Long Biên năm học 2024 – 2025.
Ngày 28/11/2024, các em học sinh khối Ba đã có buổi tham quan, tìm hiểu hai di tích lịch sử địa phương: đình Bắc Biên và đình Thanh Am. Đây là cơ hội tốt để cho các bạn học sinh tìm hiểu thêm về những di tích lịch sử, danh tướng của quê hương Long Biên. Những cơn gió đầu đông se se lạnh cũng không cản được những bước chân rộn ràng, háo hức của các bạn nhỏ khi tới thăm các ngôi đình.
Điểm đến của lớp 3A1, 3A2 là di tích đình Bắc Biên thuộc tổ 8, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội. Tại đây, các cô giáo cùng các em học sinh đã long trọng làm lễ dâng hương, lễ tế Thánh, được nghe các cụ trong Tiểu ban quản lí di tích kể về lịch sử làng Bắc Biên, đình Bắc Biên và thân thế sự nghiệp cụ Lý Thường Kiệt, Long Biên, Hà Nội. Tại đây, các cô giáo cùng các em học sinh đã long trọng làm lễ dâng hương, lễ tế Thánh, được nghe các cụ trong Tiểu ban quản lí di tích kể về lịch sử làng Bắc Biên, đình Bắc Biên và thân thế sự nghiệp cụ Lý Thường Kiệt.
Các cô giáo và các em học sinh dâng hương và tham quan tại đình Bắc Biên
Đình Bắc Biên còn gọi là chùa An Xá, tên chữ Phúc Xá Tự, có ít nhất từ thế kỷ 17, là ngôi chùa của làng Bắc Biên, nằm ở tả ngạn sông Hồng, cách cầu Long Biên khoảng 1km. Ngoài việc thờ Phật, đình Bắc Biên còn thờ thái úy triều Lý là Lý Thường Kiệt. Ông là một nhà quân sự kiệt xuất, có tài thao lược lỗi lạc, phá Tống bình Chiêm, đánh đâu thắng đấy. Ông cũng là một nhà chính trị tài giỏi và ngoại giao xuất sắc. Về văn học, ông để lại cho đời bài thơ bất hủ “Nam quốc sơn hà”, tác phẩm nổi tiếng nhất đời Lý.
Cùng lúc đó, hai lớp 3A3, 3A4 cũng đã tới đình Thanh Am thuộc phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội. Tại đây, các cô giáo cùng các em học sinh đã dâng nén hương thơm tỏ lòng thành kính tới thành hoàng làng và còn được nghe các cô trong Ban quản lí di tích của đình giới thiệu về lịch sử ra đời và ý nghĩa của đình.
HS lắng nghe lịch sử đình Thanh Am và thân thế sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. |
Đình làng Thanh Am thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đã khai sinh ra làng Đuống – Thanh Am. Khi còn làm quan và cả khi đã về quê ở ẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm thường đi qua vùng đất cổ Thanh Am, là người hiểu biết, ông sớm nhận ra vẻ đẹp và giá trị của vùng đất đai mầu mỡ bờ Nam sông Đuống lên đã cho một chi con cháu đến đây lập nghiệp, giúp dân phát triển nông trang đôn thành phong tục và hình thành làng Đuống – nay là Thanh Am thuộc các tổ dân phố 23, 24, 25,26,27 phường Thượng Thanh ngày nay, vì vậy người dân Thanh Am vẫn truyền tụng rằng: “Giữa làng 1 ngôi đình cổ, Ghi nơi đây dấu ấn Trạng Trình, người năm xưa mở ấp khai sinh”. Cũng chính vì vậy nhân dân làng Đuống xưa đã tôn vinh người cùng với 2 danh tướng thời Bà Trưng là thần Thành Hoàng làng, thờ cúng bốn mùa tại Đình làng. Hội làng được tổ chức vào ngày mùng 9, 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Các bạn học sinh được tham quan xung quanh đình làng. Trước đình là giếng hình bán nguyệt và hồ rộng với cánh đồng thoáng mát một màu xanh của lúa ngô khoai. Đình có quy mô kiến trúc lớn về chiều cao lẫn mặt bằng. Đình gồm 7 gian trên diện tích 328m2, chiều dài 29m, chiều rộng 11m. Mái lợp ngói mũi hài, dạng 4 mái với các đầu đao uốn cong. Chính giữa bờ nóc đắp Mặt trời lửa, hai bên có Rồng chầu, các bộ vị đều theo kiểu "chồng dường giá chiêng, hạ kè" trên 6 hàng chân.
HS các lớp chụp ảnh lưu niệm
Mặc dù thời gian tham quan không nhiều, nhưng sự trải nghiệm thực tế, những điều tai nghe mắt thấy đã mang lại cho các em học sinh nhiều kiến thức bổ ích về lịch sử địa phương, để các em thêm tự hào về vùng đất Long Biên địa linh nhân kiệt.