Theo số liệu của Ủy ban An toàn quốc gia năm 2017 có hơn 20.000 vụ tai nạn giao thông làm chết gần 8.300 người và bị thương hơn 17.000 người đây là nỗi đau, nối mất mát quá lớn lao của biết bao gia đình, bạn bè, nhà trường và xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong cao như vậy đó là các em không đội mũ bảo hiểm. Vậy nên việc tuyên truyền về vai trò và nhận thức của học sinh, gia đình, cộng đồng xã hội vè việc chấp hành Luật giao thông đường bộ nói chung và việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, xe đạp điện có một vai trò hết sức quan trọng.
Liên đội Tiểu học Lý Thường Kiệt quận Long Biên thành phố Hà Nội nằm trên địa bàn tổ 18 của phường Ngọc Thụy. Do điều kiện địa lý nên Liên đội nằm ở thế gọng kìm có hai đường vào ra nhưng rất hẹp. Nhằm nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh, giáo dục học sinh chấp hành pháp luật ngay từ khi còn nhỏ. Đặc biệt là việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy, xe đạp điện tới trường, Liên đội Tiểu học Lý Thường Kiệt đã triển khai một loạt các hoạt động và thu được kết quả rất đáng ghi nhận. Xin được chia sẻ một số biện pháp cụ thể như sau:
1. Làm tốt công tác Tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt dưới cờ
Thông qua các buổi tuyên truyền tại Liên đội bằng cách sân khấu hóa, dựng tiểu phẩm, các câu hỏi tình huống nhằm cung cấp thông tin đồng thời giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho các em Đội viên, nhi đồng. Các em biết khi tham gia giao thông phải đi sát lề bên phải, không đi dàn hàng ngang, biết được tín hiệu đèn giao thông và đặc biệt là phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách khi ngồi sau xe máy, xe đạp điện. Từ việc nhận thức đúng về Luật giao thông đường bộ các em sẽ nhắc nhở cha mẹ của mình chấp hành.
Các tình huống giao thông thường ngày giúp các em dễ hiểu hơn
2. Phát thanh tuyên truyền vào đầu buổi sáng và giờ tan học.
Vào đầu buổi sáng và khi tan học, Liên đội phát trên hệ thống loa các nội dung do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phát hành quy định đối với người tham gia giao thông, cha mẹ học sinh đến đón con và những điều học sinh không được làm. Việc tuyên truyền thường xuyên giúp cha mẹ học sinh nhận thức đúng về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn trật tự An toàn giao thông tại cổng trường.
Đĩa tuyên truyền An toàn giao thông do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành
3. Đưa tiêu trí học sinh chấp hành đội mũ bảo hiểm tới trường vào đánh giá giáo viên hàng tháng.
- Thông qua sự theo dõi của thầy giáo Tổng phụ trách hàng ngày thông báo tên những em chưa chấp hành đội mũ bảo hiểm để giáo viên chủ nhiệm thông báo, trao đổi với cha mẹ học sinh. Bên cạnh đó, hàng tháng những giáo viên chủ nhiệm nào có học sinh không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xếp loại khá (K), việc gắn đánh giá hàng tháng đối với giáo viên chủ nhiệm sẽ tác động tích cực trong việc nhắc nhở học sinh chấp hành, trong việc phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh.
- Trao đổi với cha mẹ học sinh trong buổi Họp cha mẹ học sinh học kỳ I và học kỳ II. Trong buổi họp này, nội dung chấp hành Luật giao thông đường bộ cũng được nhắc nhở, quán triệt tới tất cả phụ huynh học sinh đồng thời nêu yêu cầu của nhà trường là bắt buộc phải đội muc bảo hiểm khi ngồi sau xe máy, xe đạp điện.
- Yêu cầu ký cam kết giữa nhà trường, Cha mẹ học sinh, học sinh trong việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy, xe đạp điện tới trường.
4. Giáo viên Tổng phụ trách phối hợp với chi đoàn giáo viên nhắc nhở từng cha mẹ học sinh, học sinh không chấp hành đội mũ bảo hiểm cho con.
Bên cạnh các biện pháp đã làm, giáo viên tổng phụ trách phối hợp cùng với chi đoàn giáo viên hằng ngày đứng ở cổng trường nhắc nhở trực tiếp đối với cha mẹ học sinh không đội mũ cho con, đồng thời giải thích mục đích của nhà trường là mong muốn giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh và giáo dục các con chấp hành pháp luật ngay từ khi còn nhỏ. Việc đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách khi ngồi sau xe máy giúp bảo vệ an toàn cho con. Sự chia sẻ chân thành sẽ giúp cho cha mẹ học sinh hiểu hơn về ý nghĩa mà các thầy cô và nhà trường đang làm để mang lại những điều tốt nhất cho các em học sinh.
Việc tuyên truyền bằng hình ảnh giúp CMHS nhận thức đúng đắn hơn về vai trò của việc đội mũ bảo hiểm.
5. Các lớp trang bị giá, giỏ để mũ bảo hiểm cho học sinh.
Một vấn đề đặt ra nếu không có chỗ để mũ bảo hiểm cho các em học sinh sẽ dẫn đến tình trạng mất mũ, để quên mũ bảo hiểm , lớp học sẽ ngổn ngang và ảnh hưởng đến không gian lớp học chính vị vậy các lớp cần phải trang bị những chiếc giỏ hoặc giá đựng để học sinh có thể để mũ bảo hiểm đúng nơi qui định. Làm tốt việc này sẽ giúp hiệu quả của việc học sinh chấp hành đội mũ bảo hiểm sẽ hiệu quả hơn.
Giá đựng mũ tại chi đội 4A